image banner
Hội phụ nữ: Đẩy mạnh công tác phối hợp tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
Lượt xem: 396
       Hiểu được tầm quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là một vấn đề xã hội rất quan tâm, nếu không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, có khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các em, đến chất lượng dân số của toàn xã hội. 

     Sáng 20/5/2024, Hội Liên hiệp phụ nữ phối hợp với Trạm y tế tổ chức tuyên truyền, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống cháy rừng, an toàn thực phẩm tại Trường THCS Thanh Hà với sự có mặt của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và 297 học sinh tham gia.

Anh-tin-bai

Thầy Nguyễn Kiên Quyết - PHT trường THCS khai mạc buổi tuyên truyền

 

     Tại đây các em được lắng nghe chị  Nguyễn Thị Thanh- Trưởng phòng truyền thông dân số trung tâm y tế huyện tư vấn kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Cung cấp cho các em quá trình thay đổi tuổi vị thành niên trong tâm sinh lý, về mặt thể chất cũng như tình cảm tuổi học trò. Giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản như thế nào?

 

Anh-tin-bai

Chị Nguyễn Thị Thanh - Trưởng phòng TT DS trung tâm y tế huyện tư vấn cho hs

 

    NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CÁC EM CẦN NẮM VỮNG ĐÓ LÀ:

    NHỮNG THAY ĐỔI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

    Thay đổi về thể chất:

* NỮ

– Phát triển chiều cao, cân nặng. Tuyến vú phát triển (Ngực to ra). Khung chậu phát triển, phát triển lông mu, đùi thon.

– Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển.

– Có kinh nguyệt.... 

* NAM

– Phát triển chiều cao, cân nặng, phát triển lông mu. Thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.

– Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển. Ngực và hai vai phát triển. Lông trên cơ thể và mặt phát triển, xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục.

– Dương vật và tinh hoàn phát triển. Bắt đầu xuất tinh......

Chú ý: Thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng: bộ máy sinh dục đã trưởng thành, các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục, nam có thể làm cho nữ giới mang thai và nữ có thể có thai và sinh con.

    Thay đổi về tâm sinh lý:

         Nhân cách:

– Cố gắng làm được những điều mình mong muốn.

– Thường đặt ra những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm gì?

 Tâm lý:

– Cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa.

– Muốn được đối xử như người lớn.

– Muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình, thường xảy ra những xung đột giữa trẻ VTN và cha mẹ.

    Tình cảm:

Quan tâm và có cảm giác lạ với người khác phái, yêu đương nông cạn, quan hệ tình dục không an toàn.

    Từ đó các em sẽ phát sinh tình cảm đặc biệt thường gọi là "TÌNH YÊU TUỔI VỊ THÀNH NIÊN". Vậy, Tình yêu tổi vị thành niên có nghĩa là gì?

– Các em yêu nhau, cuốn hút nhau một cách mãnh liệt từ những cái cảm tính bề ngoài,…

– Đó là mối tình thuần khiết và lí tưởng,…; Thường chứa nhiều niềm vui và nỗi lo âu.

– Sự lý tưởng hóa tình yêu giúp cho tình yêu ở lứa tuổi này trở nên bay bổng.

– Các em nữ bước vào tuổi dậy thì sớm hơn các em nam nên các em thường tự tin, mạnh dạn hơn.

Như thế: Tác động tích cực của tình yêu tuổi vị thành niên là:

– Kỉ niệm, kí ức đẹp.; Thúc đẩy học tập, Vui vẻ, hoạt bát hơn

– Biết chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống có trách nhiệm hơn.; Sống có mục đích, lí tưởng, định hướng tương lai.

    Tác động tiêu cực của tình yêu tuổi vị thành niên

– Chểnh mảng học tập ( khi cãi nhau), tốn thời gian nghĩ ngợi vẩn vơ. Tốn tiền nhắn tin, đi chơi, ăn quà,…

– Học đòi, chứng tỏ cái tôi bản thân, Bị ảnh hưởng bởi cái xấu của bạn bè.

– Luôn lo lắng những chuyện không đâu, hay buồn hơn.

Anh-tin-bai

Các em giao lưu về kiến thức sức khỏe sinh sản VTN

 

 CÁC NGUY CƠ HAY GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Do những thay đổi trên mà vị thành niên dễ bị: dụ dỗ, mua chuộc, lường gạt, xâm hại và dễ bắt chước.

    Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn , hậu quả:

     Mang thai sớm ngoài ý muốn:

     Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLQĐTD) và HIV/AIDS

    Dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá, ma túy.

CÁC EM Ở ĐỘI TUỔI VTN CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH NHỮNG TÁC HẠI?

     Thứ nhất: Rèn luyện về kỹ năng sống:

– Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.

– Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và có trách niệm.

– Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao cho phù hợp và điều độ.

– Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

 Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục:

     - Nữ:

* Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt (thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời gian hành kinh).

* Đến 15-16 tuổi mà không có kinh nguyệt thì phải đi khám.

* Uống viên sắt: kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, mỗi tuần uống 01 viên, liên tục 16 tuần trong 01 năm (16 viên/năm) để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.

     - Nam:

* Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để đi khám bệnh kịp thời như: hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, vị trí bất thường của lỗ tiểu.

* Không mặc quần lót quá bó sát, chật hẹp

Anh-tin-bai

Em Hoàng Mạnh Hiếu - vui mừng trả lời câu hỏi về SKSS VTN

 

    Các em cần tránh xa: những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy; tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy.

    Không nên quan hệ tình dục (QHTD) trước tuổi trưởng thành

    Biết các kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục

– Không đi một mình ở nơi tối tăm.

– Không ở trong phòng kín một mình với người lạ

– Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do.

– Không đi nhờ xe người lạ.

– Không để người lạ vào nhà nhất là khi ở nhà một mình.

– Biết cách ứng phó với nguy cơ bị xâm hại như:

 + Đẩy kẻ xấu ra, không để cho họ động vào bản thân,..

 + Đứng ngay dậy, chạy thật nhanh tới chỗ có nhiều người và la hét để nhiều người biết và giúp đỡ;

 + Kêu cứu, hô hoán để nhận sự giúp đỡ;

 + Phải nói ngay với người lớn, người thân trong gia đình để có biện pháp giải quyết kịp thời....

Anh-tin-bai

Tuyên truyền về kỹ năng phòng chống đuối nước, ATTP

 

    Ngoài việc được cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN thì các em còn được tuyên truyền, nhắc nhở, trang bị kiến thức về phòng chống đuối nước, phòng chống cháy rừng, an toàn thực phẩm trong mùa hè này. Để các em đón một mùa hè an toàn, vui vẻ, hạnh phúc nhất./.

Trần Thoại Khanh - Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh Hà
BẢN ĐỒ XÃ THANH HÀ - HUYỆN THANH CHƯƠNG
 
image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THANH HÀ
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đặng Hựu Biền - Chủ tịch UBND xã

Trụ sở: Thôn 2 - Xã Thanh Hà - Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0973559429 Email: danghuubien@gmail.com